Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Trí óc, trái tim và khí phách


Tiếng chim hót trong bụi mận gai


Tiếng chim hót trong bụi mận gai


CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ


NẮNG THÁNG TÁM


ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG PHONG TRÀO BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC


Điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc / Phạm Hùng, Trần Đông. - Hà Nội : Công an nhân dân , 1987. - 50 tr. ; 19 cm.
Những mầm non mới nhú lên từ những cây quý, tốt thì cần được chăm sóc cho phát triển và nhân rộng để tạo nên những khu vườn có giá trị rộng khắp trên mọi miền đất nước, và tùy vào từng vùng, từng miền mà phát triển loại cây thích hợp.
Điển hình tiên tiến cũng là những mầm non vốn rất quý, cần được xây dựng, phát triển và nhân lên ở các phường, xã, các cơ quan, xí nghiệp trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang,.... và phát triển rộng khắp trên toàn quốc, làm cho từng nơi đó phải trở thành pháo đài bảo vệ an ninh tổ quốc, nơi công tác, lao động, sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, nơi xây dựng con người mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị và trật tự xã hội vững chắc, tính mạng và tài sản của nhân dân được bảo đảm. Nhưng cũng phải tùy vào hoàn cảnh của ngành hoặc địa phương mà đề ra những chủ trương sát và thích hợp với từng vùng, miền, ngành để đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng phát triển.
“Nhân” điển hình tiên tiến là nhân sức mạnh và thắng lợi của cách mạng, nhân lên trí tuệ và tài năng, nhân lên tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nhân ý thức tự lập tự cường của cán bộ và quần chúng, nhân lên nghệ thuật lãnh đạo sáng tạo, năng động để thực hiện tốt nhiệm vụ cấp bách của Đảng và nhà nước.

MẤY VẤN ĐỀ VỀ AN NINH CHÍNH TRỊ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Mấy vấn đề về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới / Phạm Hùng. - Hà Nội : Công an nhân dân , 1982. - 66 tr. ; 19 cm.
Trong tình hình nước ta hiện nay vừa có hòa bình vừa có thể xảy ra chiến tranh, chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác, sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đất nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên....thì việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là điều cần được nhà nước và các ngành các cấp quan tâm nhiều hơn.
Mấy Vấn Đề Về An Ninh Chính Trị Và Trật Tự An Toàn Xã Hội Trong Tình Hình Mới của đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, gồm hai bài tham luận của đồng chí đọc tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII và tại Đại hội lần thứ V của Đảng và bài phát biểu của đồng chí tại hội nghị tổng kết phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn, một tỉnh biên giới đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ an ninh trật tự.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

VIỆN SĨ TRẦN ĐẠI NGHĨA


                    Nghĩa lớn gọi về với nước non
                    Buồn vui đã trải cuộc vuông tròn
                    ...
                    Gốc thông đứng thẳng dầu mưa nắng
                    Để gió lành reo ngát nước non.
                                                  (Tặng Anh – Phan Đình Diệu)
“Gốc thông đứng thẳng” là hình ảnh tiêu biểu về nhân cách của nhà đại tri thức, suốt cuộc đời xã thân vì nghĩa lớn của Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (Tên thật là Phạm Quang Lễ).
Trong cuộc sống thường nhật, thỉnh thoảng các bạn thấy đâu đó cái tên Trần Đại Nghĩa. Đó là tên của một con đường hay một ngôi trường nào đó.... Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi “vì sao người ta lại lấy cái tên ấy đặt cho con đường hay ngôi trường đó không?”. Chắc các bạn cũng chỉ nghĩ “Đây là tên của một người làm chức vụ to lắm, hay cống hiến nhiều lắm cho đất nước” mà thôi. Đúng là như vậy, nhưng các bạn có biết ông đã cống hiến những gì? Đã trải qua những gian khổ như thế nào mới có thể giữ chức vụ mà các bạn cho là “to” đó không?. Hay các bạn có bao giờ nghĩ, giải thích được vì sao Bác Hồ lại chọn cho ông cái bí danh là Trần Đại Nghĩa?

NGƯỜI MANG TÊN ĐẠI NGHĨA




“Đại Nghĩa” ông là ai? Ông có nhiều tên: Tên cha mẹ đặt cho là Phạm Quang Lễ, tên Bác Hồ đặt cho là Trần Đại Nghĩa, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi ông là “ông phật làm súng”. Người ta thấy ở ông, một tài trí vượt bậc, một nhân cách “đại nghĩa” vì nước, vì dân.
“Đại Nghĩa” còn là chữ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo:
                              “ Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,

                              Dĩ chí nhân nhi địch cường bạo”

Bác Hồ nói khi chọn bí danh là Trần Đại Nghĩa cho ông. Bác nói: “Việc của chú là việc đại nghĩa, vì thế kể từ nay, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa. Một là họ Trần, không có họ với Bác, đấy là họ của Trần Hưng Đạo. Hai là, Đại Nghĩa là nghĩa lớn để chú nhớ đến nhiệm vụ của mình với nhân dân, với đất nước”.
Ông là người con của quê hương Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông là viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Trong nhiều năm ông làm viện trưởng Viện khoa học Việt Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng khác.

VĨNH LONG NHƠN VẬT CHÍ


Vĩnh Long nhơn vật chí / Nguyễn Văn Dần, Lê Văn Bền. - Sài Gòn : Nxb. Vĩnh Long Tương Tế Hội , 1925. - 75 tr. ; 20 cm.
Vĩnh Long phong cảnh tuyệt trần thanh(Vĩnh Long Phong Cảnh của Giang Trường Thọ). Vĩnh Long vùng đất với nhiều sông rạch, đất đai phì nhiêu. Trước tiếp giáp Tiền Giang, sau tiếp giáp với Hậu Giang, rất hiếm có vùng đất nào vừa có tiền lại vừa có hậu như vậy, không chỉ là một nơi có phong cảnh đẹp mà còn là một nơi địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc anh hùng liệt nữ. Vĩnh Long có Văn Thánh, Văn Miếu trong ấy thờ các đấng Công Thần, nhất là Cụ Phan Thanh Giảng. Các vị ấy như ánh sáng tinh tú trong đêm trường sâu thẳm . Sử sách lưu danh !
Ai ơi! mở sử mà xem, điển xưa tích cũ vẫn còn lưu vang. Thế sự vô thường, dòng đời thay đổi nhưng giá trị của lịch sử không thể đổi thay!
Danh dự anh hùng ở đâu? Ở nơi sử sách; sự nghiệp anh hùng ở đâu? Ở tại non sông. Cụ là vị Tiến sĩ đầu tiên của miền Nam (Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) thi đậu Tấn sĩ, khai khoa trong xứ Nam Kỳ) và cũng là người làm quan suốt cả ba triều đại là: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Phần lớn mọi người biết nhiều về lịch sử, những danh nhân nước ngoài, mà ít ai am tường những anh hùng liệt nữ nước nhà hoặc trong tỉnh. Vĩnh Long Nhơn Vật Chí do Hội Tương Tế Vĩnh Long khảo cứu và xuất bản viết về những sự tích và nhân vật trong tỉnh Vĩnh Long. Quyển sách chia làm hai mục là: mục chánh sử và mục ngoại sử.